Thủ thuật không phải là Ảo Thuật

09 Apr, 2020 - Blog

z1823810608536_ed41031869b2e4a6fa090ad969ace19e

"Nghệ sĩ tung hứng tập luyện để thể hiện kỹ thuật.

Ảo thuật gia tập luyện để che giấu kỹ thật."

 

“Wow, tay nhanh và dẻo quá!” – khán giả đã từng khen bạn như thế này sau một màn biểu diễn chưa?

 

Hãy cùng phân tích câu đầu tiên của bài viết này - “Nghệ sĩ tung hứng tập luyện để thể hiện kỹ thuật”. Khi bạn thưởng thức màn biểu diễn của các nghệ sĩ tung hứng, bạn bị cuốn hút bởi những động tác điêu luyện và sắc sảo của họ, bạn đang đoán họ tập bao nhiêu tiếng trong một ngày để có được như thế, thật là tuyệt! Nhưng bạn biết rằng, nếu bạn bỏ ra thời gian và quyết tâm, một ngày nào đó bạn cũng có thể làm được những gì họ đang làm.

 

Bạn có thể thể hiện kỹ năng điêu luyện như những màn trình diễn bài bịp. Vì đây là một màn biểu diễn về thủ thuật thuật và bạn nói bạn sẽ làm gì, nên dù bạn có lộ đi chăng khán giả cũng sẽ không quan tâm. Nhưng đây vẫn không phải là ảo thuật.

 

Lời khen “Tay nhanh và dẻo quá” thực sự không hẳn là lời khen, họ nói thế là khi họ không bắt được “mánh khoé” của bạn – nhưng ảo thuật không phải một trò chơi mèo bắt chuột, ảo thuật nên tạo ra sự liên kết giữa người diễn và khán giả. Ảo thuật sẽ xảy ra trong hoàn cảnh “tự nhiên” và bạn là người làm điều đó.

 

Thủ thuật có để luyện tập tới cảnh giới ngay cả khán giả tinh mắt nhất cũng không hoài nghi, huống chi là bắt mánh – cảnh giới đó cần rất nhiều thời gian và luyện tập nhưng quan trọng hơn là thái độ và suy nghĩ của mình. Mình đã từng thấy rất nhiều bạn có thủ thuật rất tốt nhưng khi làm một động tác dù là không bị lộ, khán giả vẫn nhận thức được rằng người biểu diễn đang làm gì qua những động tác “kỳ quặc”.

 

Vài năm trước mình có xem video clip của một bạn diễn ảo thuật đường phố, thủ thuật đơn giản là điều khiển (control) lá bài lên đầu với Double Undercut, nhưng khi làm xong bạn ấy lại múa thêm vài động tác flourish. Từ đó, cho dù người biểu diễn thực hiện bất kỳ động tác nào – bất kể lớn hay nhỏ, khán giả vẫn nhìn chằm chằm và bắt bạn ấy phải làm thật chậm để khán giả kiểm tra thật kỹ. Tác hại của làm lố là đây.

 

Tất cả đều quy ra hai chữ “Tự Nhiên”, nếu thủ thuật của bạn nhìn như “thủ thuật” thì bạn đã làm sai. Một cái đầu có tư duy cởi mở vẫn được đánh giá cao hơn sự dùi mài chăm chỉ cho những lý thuyết thô cứng. Đừng chỉ nhắm đến việc đánh lừa thị giác khán giả, hãy đánh lừa cả nhận thức của họ.

 

Đọc & Duyệt bởi: Lê Hoàng Minh Trung

Photo by : Jeremy Nguyễn